Ai cũng cầu mong sức khỏe, tài lộc, may mắn, tiền bạc, hạnh phúc và tình yêu trong cuộc sống. Điều đó lý giải vì sao hiện nay nhiều người coi trọng phong thủy với mong muốn có những nguồn năng lượng tốt bổ trợ và thay đổi vận mệnh tốt lên của mình. Đối với phong thủy nhà ở, bạn cần lưu ý những điều sau:
Phong thủy cửa trong nhà
Cửa là một yếu tố rất quan trọng tác động đến phong thủy, là vùng lưu thông của khí, nằm trong dương trạch tam yếu "môn - táo - chủ", nghĩa là "cửa - bếp - phòng ngủ". Theo phong thủy, môn mệnh phải tương phối, hướng cửa chính và mệnh của chủ nhà phải hợp với nhau, thì vượng khí mới tốt, gia chủ mới phát tài. Cần lưu ý là chọn hướng theo mệnh của người chồng (dương), thay vì vợ (âm), vì xây nhà là việc dương cơ nên người nam làm sẽ tốt hơn.
Trước khi tìm hiểu về quy cách làm cửa, cần phải nắm vững các khái niệm căn bản sau đây:
+ Hướng nhà: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt tiền nhà
+ Mặt tiền: là mặt có chứa cửa chính của ngôi nhà
+ Tọa sơn: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt hậu của ngôi nhà
+ Mặt hậu: là mặt đối diện với mặt tiền nhà, ta còn gọi là lưng nhà.
+ Hướng cửa, cổng: là hướng của đường thẳng đi qua tâm nhà và tâm của cửa, cổng nhà (vị của cửa)
Do vậy, muốn xác định hướng nhà hay toạ sơn của nhà (từ chuyên môn là “sơn hướng”) thì không cần xác định tâm nhà. Còn muốn xác định hướng cổng, cửa nhà thì bắt buộc phải xác định được tâm nhà. Việc xác định tâm của nhà được gọi là “lập cực”. Tuỳ vào mệnh của gia chủ mà xác định được hướng và vị cửa cho tốt. Bạn đang tìm hiểu về cửa mà chưa biết chọn mua ở đâu, xem thử mẫu cửa gỗ công nghiệp của Đức Khang nhé.
Phong thủy cho cửa ngõ: Khí vận hành trong nhà được xem là lý tưởng khi nó thông suốt cũng như vận chuyển của máu trong một cơ thể khoẻ mạnh. Cửa ra vào là nơi dẫn khí và đón vận may đến, theo đúng cách thì cửa trong nhà, hành lang và cầu thang dẫn khí vận động khắp nhà. Sự vận hành phải điều hoà, đừng quá nhanh mà cũng đừng quá chậm.
Lối cửa chính phải mở ra chỗ rộng nhất của phòng hay đại sảnh. Đại sảnh là nơi mở ra để thu khí và tạo ấn tượng đầu tiên cho người trong gia đình, là một điều rất quan trọng trong thuật phong thuỷ cửa. Nơi này phải khoan khoái, ấm cúng và thân mật. Có như vậy thì người cư ngụ mới hưng phấn và điều hoà.
Cánh cửa mở nghịch chiều sẽ kềm chặt khí, bị dội khí và tài lộc của người cư ngụ không đến, làm cho họ bị đau yếu về thể chất và tinh thần.
Ngoài ra, một lối vào hẹp và tối cũng cản sự vận khí và may mắn của người cư ngụ. Nếu ngõ vào là một hành lang hẹp sẽ khiến sức khoẻ yếu kém về đường hô hấp và khó sinh nở cho phụ nữ. Lối đi hẹp thường mang đến sự thất vọng, dẫn đến tâm trạng cáu kỉnh và u buồn.
Phong thủy phòng thờ
Phong tục thờ cúng gia tiên tồn tại trong dân gian Việt Nam bao đời nay. Đây là nơi con cháu tỏ lòng hiếu thảo của mình với người đã khuất và mang lại niềm tin, chỗ dựa giúp con cháu đủ sức vươn lên trong xã hội. Vì thế việc thiết kế, bài trí phòng thờ là hết sức quan trọng.
Đối với bàn thờ Ông Địa, Thần Tài nên đặt gần cửa để nghinh tiếp vận may, và quay về các hướng tốt, tương tự như bàn thờ tổ tiên ở trên phong thủy cho bàn thờ.
Còn với bàn thờ Ông Táo nên được đặt ở sau bếp. Đây cũng chính là vị "nhất gia nhì chủ", có nhiệm vụ coi sóc việc gia cư, định hoạ phước, trừ ma diệt quỷ. Nguyên lý đặt là toạ hung hướng cát, tương như bếp nấu.
Nếu bàn thờ thu nạp được sinh khí tốt thì con cháu sẽ hưởng phúc, làm ăn phát đạt, mọi sự hanh thông. Trái lại, nếu bàn thờ đặt ở phương xấu thì sẽ khiến gia đạo suy thoái, mọi sự không may mắn.
Phong thủy phòng tắm (nhà vệ sinh)
Nhà vệ sinh thuộc thủy trong ngũ hành ứng với sao nhất bạch thủy tinh trong cửu tinh. Thủy trong nhà vệ sinh thì là uế thủy, đại diện cho những thứ xấu xa và được coi là nguồn nước chảy đi của ngôi nhà, mang hàm ý bỏ đi những điều không may nên nhà vệ sinh thông thường được đặt ở phương vị xấu nhất trong nhà theo quan điểm của phái bát trạch. Phòng tắm, nhà vệ sinh và nhà bếp, thủy hỏa tương xung. Dưới đây là những nguyên lý bạn cần nắm vững khi thiết kế nhà tắm, nhà vệ sinh cho ngôi nhà của mình.
Vị trí phòng tắm:
Bản chất của không gian này là không sạch sẽ, nên nếu đặt ở hướng lành sẽ ảnh hưởng không tốt tới các sao lành, vận may của đất ở. Ngược lại, công trình phụ đặt đè lên hướng dữ, lấy độc trị độc sẽ biến dữ thành lành.
Vai trò khu phụ (nhà tắm, toilet) trong nhà và vị trí xí bệt (nơi đại tiện) nên toạ hung, hướng cát, nghĩa là đặt ở cung xấu và hướng về hướng tốt. Điều này sẽ mang đến vượng phúc cho gia đình. Các cung nên đặt là Hoạ Hại, Tuyệt Mệnh, Lục Sát, Ngũ Quỷ. Trong trường hợp nhà đã xây, không thay đổi được vị trí nhà vệ sinh, có thể thay đổi vai trò của xí bệt tránh khỏi các hướng xấu kể trên theo phong thủy phòng tắm.
Hiện tại đang là vận 8, phương Tây Nam đang là linh thần thủy rất thích có thủy, nên các bố trí nhà vệ sinh, phòng tắm tại phương Tây Nam trong vận 8 này là rất hợp lý.
Tuyệt đối không được đặt nhà vệ sinh, phòng tắm, bể phốt tại trung tâm ngôi nhà sẽ dẫn tới rất nhiều bệnh tật và đặc biệt trong nhà sẽ có nhiều chuyện quái dị xảy ra.
Màu sắc phòng tắm và nhà vệ sinh:
Màu sắc đá hoa để trang trí và màu sắc của bồn tắm (nếu có) nên chọn các màu xanh lục, xanh lá để tạo ra mộc sắc hấp thu hiệu quả thủy khí. Cũng có thể cân nhắc lựa chọn màu xanh dương, trắng, đen nếu chủ nhân là người mệnh thiếu thủy.
Hóa giải Vị sát trong phòng tắm, nhà vệ sinh
Vì nhà vệ sinh, phòng tắm là nơi chứa thủy khí ô uế nên có thể dùng mộc để hấp thu thủy khí ô uế đó để hóa vị sát. Bằng các đặt trước cửa hoặc bên trong nhà vệ sinh một cái cây, hoặc cũng có thể dùng cửa nhà vệ sinh bằng gỗ hoặc kết hợp với cả rèm hạt gỗ để đạt hiệu quả hóa sát.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét